đầu nối thủy lực Archives - Hose Power

Tháng Hai 6, 2024

Trong bài viết kỳ trước, Hose-power đã cùng độc giả tìm hiểu về khớp nối nhanh kết nối mặt phẳng là gì? Với bài viết kỳ này, hãy cùng Hose-power tiếp tục tìm hiểu về kiểu khớp nối nhanh thông dụng tiếp theo: Khớp nối nhanh kết nối mặt đĩa. Cùng khám phá ngay thôi nào!

Khớp nối nhanh kết nối mặt đĩa là gì?

Khớp nối nhanh kết nối mặt đĩa hay còn có tên gọi kết nối van Poppet (van đĩa), mặt côn. Trong các tài liệu bằng tiếng Anh bạn có thể tìm kiếm dưới tên gọi Quick Coupling Poppet Check Valve. Đây là một trong hai kiểu khớp nối nhanh phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Quick Coupling Poppet Check Valve gồm hai phần cấu thành là: Đầu đực (Male) và đầu cái (Female). Phần đầu đực và đầu cái sẽ được kết nối với nhau nhờ van Poppet (van đĩa).

Quick Coupling Poppet Check Valve là gì?
Quick Coupling Poppet Check Valve là gì? (Hình: Hose-power)

Cấu tạo chi tiết

Cấu tạo chi tiết của kiểu kết nối Poppet gồm những thành phần như sau:

Đầu đực (Male):

Một phía đầu đực dùng để kết nối với ống hoặc hệ thống. Phía đầu còn lại sẽ được kết nối với đầu cái bằng van mặt đĩa.

  • Lò xo nén.
  • Van Poppet (van đĩa)
  • Bề mặt cứng (ráp với khóa bi khi hai đầu kết nối)

Đầu cái (Female):

Cấu tạo đầu cái cũng tương tự đầu đực gồm một đầu để kết nối hệ thống, một đầu gắn với đầu đực.

  • Lò xo nén.
  • Van mặt đĩa (Poppet):
  • Vòng O-ring nhằm chống hiện tượng đùn và mài mòn sớm.
  • Van bi khóa.

Mô tả kết nối

Mô tả kết nối Quick Coupling Poppet Check Valve
Mô tả kết nối Quick Coupling Poppet Check Valve. (Hình: Hose-power)

Phần đầu đực (Male) và đầu cái (Female) được kết nối/ ngắt kết nối nhờ thao tác đầy/ kéo. Phần lò xo nén tại hai đầu đực và cái giúp bề mặt van đĩa được tiếp xúc với nhau. Phần van bi khóa bề mặt cứng giúp đảm bảo kết nối đúng vị trí. Nhờ đồng thời hai chuyển động này tạo nên phần rỗng hệ thống giúp dầu thủy lực có thể di chuyển qua.

Ưu điểm của khớp nối nhanh kết nối mặt đĩa

So với các kiểu kết nối nhanh khác, kiểu mặt đĩa cũng có rất nhiều ưu điểm. Cùng Hose-power điểm nhanh qua trong phần tiếp theo nhé!

An toàn và đơn giản

Ưu điểm kết nối kiểu mặt đĩa
Ưu điểm kết nối kiểu mặt đĩa. (Hình: Hose-power)

Ưu điểm đầu tiên phải kể đến của dạng kết nối này chính là sự đơn giản trong thao tác sử dụng. Kiểu kết nối mặt đĩa có thể tháo hoặc lắp đơn giản chỉ với thao tác kéo đầy. Vì vậy, kiểu kết nối này rất phù hợp với những thiết kế đòi hỏi tính linh động cao trong thiết kế. Thêm vào đó, van khóa bi giúp đảm bảo kết nối kín dù chỉ với thao tác rất nhanh.

Ưu điểm thiết kế

Một số ưu điểm trong thiết kế của khớp nối nhanh kết nối mặt đĩa có thể kể đến:

  • Vòng O-ring dự phòng để chống đùn và tránh hiện tượng mài mòn sớm.
  • Van Poppet (van đĩa) có vòng đệm để tăng khả năng làm kín ngay cả trong tình trạng kết nối ngắt.
  • Khớp nối nhanh van Poppet phù hợp với những hệ có áp suất làm việc từ trung bình tới cao.
Đầu bảo vệ Quick Coupling Poppet
Đầu bảo vệ Quick Coupling Poppet. (Hình: Hose-power)

Với kiểu khớp nối Poppet, chúng ta cần sử dụng thêm nắp bảo vệ (Protective Caps). Phần bảo vệ sẽ giúp bảo vệ khớp nối khỏi bụi bẩn, hư hỏng do va đập trong quá trình sử dụng. Nhờ vậy, tuổi thọ thiết bị sẽ được kéo dài hơn.

Bên cạnh những ưu điểm riêng của một kiểu thiết kế khớp nối nhanh. Bạn đọc có thể tìm hiểu về những ưu điểm của các dòng khớp nối nhanh trong bài viết: “Lý do nên lựa lựa chọn khớp nối nhanh trong thủy lực

Với những thông tin trong bài viết kỳ này, Hose-power hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về khớp nối nhanh kết nối mặt đĩa. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số Hotline: +84 357267968 hoặc email: office@hose-power.com.vn.


Tháng Hai 3, 2024

Trong bài viết lớn kỳ trước, Hose-power đã cùng độc giả đi vào tìm hiểu khái quát về khớp nối nhanh và những ưu điểm trong bài viết: “Những lý do nên lựa lựa chọn khớp nối nhanh trong thủy lực trong thiết kế”. Tiếp tục về chủ đề này, trong bài viết này hãy cùng Hose-power tìm hiểu loại kết nối đầu tiên: Khớp nối nhanh kết nối mặt phẳng nhé!

Khớp nối nhanh kết nối mặt phẳng

Khớp nối nhanh kết nối mặt phẳng hay còn có tên tiếng Anh: Quick Coupling Flat Face. Đây là một kiểu kết nối của khớp nối nhanh rất phổ biến và thông dụng. Một bộ Quick Coupling Flat Face gồm hai phần: đầu đực (male) và đầu cái (female). Hai bộ phận này sẽ được kết nối với nhau nhờ mặt phẳng.

Khớp nối nhanh kiểu kết nối mặt phẳng là gì?
Khớp nối nhanh kiểu kết nối mặt phẳng là gì? (Ảnh: Hose-power)

Cấu tạo chi tiết

Cấu tạo chi tiết của khớp nối nhanh kết nối mặt phẳng sẽ gồm những phần sau:

Với đầu cái (Female):

  • Một đầu kết nối với hệ thống hoặc ống, 1 đầu kết mặt phẳng để kết nối với đầu đực (Male).
  • Lò xo nén.
  • Van khóa bi.

Với đầu đực (Male)

  • Đầu đực cũng bao gồm một đầu kết nối với ống hoặc hệ thống, đầu còn lại sẽ kết nối với đầu cái của khớp nối nhanh.
  • Lò xo nén.

Mô tả kết nối

Mô tả kết nối của Quick Coupling Flat Face
Mô tả kết nối của Quick Coupling Flat Face. (Ảnh: Hose-power)

Khi đầu đực (Male) và đầu cái (Female) được kết nối với nhau bằng động tác đẩy và xoay. Phần van khóa bi sẽ tự động khóa để đảm bảo kết nối kín. Đồng thời, phần lò xo nén sẽ giúp hai mặt phẳng tiếp xúc và trượt. Nhờ vậy, trong lòng kết nối tạo khoảng không thông nhau cho dầu thủy lực chảy qua. Khi tháo kết nối, phần lò xo sẽ giãn và giúp phần mặt phẳng tách rời và bịt kín dòng lưu thông, khóa an toàn được mở. Nhờ vậy dầu thủy lực sẽ không bị rò rỉ ra bên ngoài.

Những ưu điểm

Không phải ngẫu nhiên mà loại kết nối này rất được ưa chuộng. Một số ưu điểm của loại khớp nối nhanh này có thể điểm tới như:

Thân thiện với người dùng

Chỉ với một thao tác nhấn xoay đơn giản chúng ta có thể lắp ráp và tháo rời khớp nối một cách nhanh chóng. Đồng thời, kết nối dạng mặt phẳng giúp giảm thiểu tình trạng rò rỉ dầu thủy lực. Thêm vào đó, mặt phẳng cũng dễ vệ sinh hơn so với các kiểu kết nối khác.

Thiết kế tối ưu

Những ưu điểm trong thiết kế của Quick Coupling Flat Face
Những ưu điểm trong thiết kế của Quick Coupling Flat Face. (Ảnh: Hose-power)

Một số ưu điểm của khớp nối nhanh kiểu kết nối Flat Face trong thiết kế có thể như sau:

  • Giảm lượng khí có thể lọt vào hệ kín.
  • Thiết kế phần van bên trong đầu nối giúp hạn chế tối thiểu sự sụt giảm áp suất và duy trì hiệu suất dòng chảy trong hệ thống.
  • Số lượng van bi khóa tối ưu giúp giảm tình trạng Brinelling (sự hư hại, lõm vòng bi) trong quá trình sử dụng.
  • Thiết kế đầu kết nối với hệ thống hoặc ống có cấu trúc Mô-đun. Nhờ vậy, đầu kết nối ra có thể linh hoạt với nhiều thiết kế hơn.
  • Khả năng chịu xung lực tốt và áp suất cao.

Hose-power hy vọng với những thông tin trong bài viết kỳ này, bạn đã có thêm những kiến thức về khớp nối nhanh kết nối mặt phẳng. Để được tư vấn chi tiết hơn về kỹ thuật và báo giá. Hãy liên hệ với Hose-power qua số Hotline: +84 357267968. Hoặc gửi thông tin về địa chỉ email: office@hose-power.com.vn. Chúng tôi rất hân hạnh được hỗ trợ Quý khách.


Tháng Một 31, 2024

Khớp nối nhanh là một loại đầu nối thủy lực rất được ưu tiên trong nhiều hệ thiết kế. Vậy tại sao loại đầu nối này lại được ưa chuộng tới vậy? Trong bài viết kỳ này, hãy cùng Hose-power tìm hiểu về 4 lý do bạn nên lựa chọn loại khớp nối thủy lực này nhé!

Khớp nối nhanh là gì?

Khớp nối nhanh còn được gọi là khớp nối tháo nhanh. Hay còn có tên tiếng anh Quick Coupling/ Quick Release Coupling. Đây là một loại khớp nối thủy lực có khả năng tháo lắp nhanh chóng. Khớp nối tháo nhanh dùng được dùng để kết nối các đoạn ống thủy lực với nhau, ống với các thiết bị hệ chính. Hiện nay, đây cũng là dạng khớp nối không chỉ được sử dụng phổ biến trong mảng thủy lực mà còn là mảng khí nén, đường dẫn nước.

Quick coupling là gì?
Quick coupling là gì? (Ảnh: Hose-power)

Cấu tạo khớp nối nhanh

Một bộ khớp nối nhanh gồm một đầu đực (male) và một đầu cái (female) được kết nối với nhau. Các kiểu kết nối chính trong khớp nối tháo nhanh gồm ba loại chính:

  • Van kết nối van bi
  • Van kết nối van poppet (van đĩa), mặt côn
  • Kiểu kết nối mặt phẳng.

Những kiểu kết nối này đều khá phức tạp, có cấu tạo cũng như ưu điểm riêng. Bởi vậy, Hose-power sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết từng loại trong từng bài viết chuyên mục sau. Trong bài viết kỳ này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sơ lược về khớp nối nhanh trong thủy lực.

Phụ kiện đi kèm

Phụ kiện đi kèm khớp nối nhanh
Phụ kiện đi kèm khớp nối nhanh. (Ảnh: Hose-power)

Đi kèm với Quick Coupling chúng ta thường thấy phụ kiện là các nắp đậy (Dust plug). Phụ kiện này thường được làm bằng nhựa mềm. Công dụng chính của nắp đậy khớp nối là bảo vệ phần đầu kết nối khi không sử dụng và trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, nắp đậy sẽ giúp hạn chế bụi bám vào bề mặt kết nối gây ảnh hưởng tới quá trình vận hành sau này.

4 Lý do nên lựa chọn khớp nối nhanh

Quick Coupling luôn là một loại khớp nối thủy lực rất được ưu ái trong nhiều thiết kế. Vậy đâu là những lý do khiến loại kết nối này được ưa chuộng tới vậy? Cùng Hose-power điểm nhanh qua những lý do này nhé!

Dễ dàng lựa chọn

Đầu nối thủy lực thông thường gồm rất nhiều loại kết nối. Có thể liệt kê một số kết nối phổ biến nhất như: JIC, NPT, JIS, DIN, ORFS, BSP… Vì vậy, để xác định và thay thế các loại đầu nối nếu có hư hỏng là không hề dễ dàng. Với khớp kết nối nhanh, một bộ sẽ gồm cả đầu đực và đầu cái tương ứng. Do đó, khi lựa chọn loại kết nối này, chúng ta chỉ cần quan tâm tới kích thước ống và áp suất làm việc yêu cầu.

Thao tác nhanh gọn

Thao tác tháo lắp Quick Coupling rất dễ dàng
Thao tác tháo lắp Quick Coupling rất dễ dàng. (Ảnh: Hose-power)

Với Quick Release Coupling, việc tháo lắp trở nên đơn giản và tiện dụng hơn bao giờ hết chỉ với một thao tác kéo đẩy. Chúng ta không cần lo lắng về việc căn chỉnh lực hay lựa chọn thiết bị để lắp đặt ren như các trường hợp thông thường.

Phổ biến

Trong những năm gần đây, Quick Release Coupling trở nên ngày càng phổ biến. Đặc biệt là trong các ứng dụng dân dụng. Có thể kể đến một số ứng dụng dân dụng thường thấy của loại kết nối này như:

  • Hệ thống vòi xịt của các máy làm sạch bằng nước (water jet)
  • Kết nối hệ thống vòi dẫn nước
  • Kết nối hệ thống áp cao cho các dòng máy bơm, máy xịt rửa.
  • Kết nối hệ thống dẫn khí ga trong gia đình.

Do ngày càng phổ biến nên chúng ta có thể tìm mua và thay thế trong quá trình sử dụng. Cũng vì vậy, giá thành của Quick Release Coupling cũng ngày càng hợp lý hơn cho người sử dụng.

Phù hợp với nhiều ứng dụng

Một số ứng dụng của khớp tháo nối nhanh
Một số ứng dụng của Quick Coupling. (Ảnh: Hose-power)

Vì được thiết kế và phân phối theo từng bộ. Nhờ vậy, đảm bảo được yêu cầu sử dụng và độ an toàn. Do đó, khớp nối nhanh được đánh giá là một loại đầu bấm thủy lực rất an toàn với độ bền cao. Quick Release Coupling được ứng dụng để dẫn chuyền trong nhiều hệ thủy lực của các ứng dụng như:

  • Các hệ máy sử dụng cho nông nghiệp: máy cày, máy tưới, máy gặt…
  • Các hệ thống máy hạng nặng trong xây dựng, khai thác: máy cẩu, máy xúc…
  • Các hệ thống thủy lực trong các máy khác như: ô tô, xe buýt…

Trên đây là 4 lý do chính khiến khớp nối nhanh ngày càng được ưa chuộng. Hose-power hy vọng bạn đọc đã có thêm những thông tin hữu ích về sản phẩm này. Để được tư vấn và báo giá hãy liên hệ với chúng tôi ngay qua email: office@hose-power.com.vn hoặc số điện thoại: +84 357267968.


Tháng Một 27, 2024

Trong bài viết kỳ này, Hose-power sẽ cùng bạn tìm hiểu về hệ ren cuối cùng trong chuỗi bài viết: “Giới thiệu chung về 8 loại đầu nối thủy lực thông dụng nhất”. Cùng tìm hiểu về hệ ren NPT và các phân biệt hệ ren này nhé!

Hệ ren NPT là gì?

NPT hay còn có tên gọi đầy đủ National Pipe Taper hay National Pipe Taper Fuel (NPTF). Đây là kiểu ren theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ hay còn có tên thường gọi khác là Tiêu chuẩn ren ống quốc gia. Kiểu ren này được sử dụng rất phổ biến tại Mỹ và các nước Bắc Mỹ. NPT là loại ren thường thấy trong các kết nối của các đường ống dẫn lưu chất: rắn, lỏng hay khí (Hệ thống thủy lực, đường nước sinh hoạt, khí nén…)

Đầu nối thủy lực NPT
Đầu nối thủy lực NPT. (Ảnh: Hose-power)

Những đặc điểm của hệ ren

Đầu nối thủy lực NPT sở hữu những đặc điểm có thể kể đến như sau:

  • Hệ ren tiêu chuẩn: NPT hay NPTF
  • Góc côn NPT: 30⁰
  • Góc đỉnh ren NPT: 60⁰
  • Phương thức làm kín: làm kín nhờ ren và góc côn 30⁰
  • Tiêu chuẩn xác định: SAE J476a, ANSI B1.20.1, ANSI B1.20.3.
  • Vật liệu sử dụng: đầu nối NPT thường sử dụng một số dạng vật liệu phổ biến như: thép, thép không gỉ, hợp kim, đồng thau.

Phân loại đầu nối NPT

Trong hệ ren NPT chúng ta sẽ thường thấy ba dạng đầu nối gồm:

Phân loại đầu nối ren NPT
Phân loại đầu nối ren NPT. (Ảnh: Hose-power)
  • NPT/NPTF Male: đây là đầu đực NPT với góc côn lồi 30⁰.
  • NPT/ NPTF Fixed Female: đầu cái NPT cố định.
  • NPSM Female Swivel: Đầu cái NPT xoay.

Đầu nối đực NPT có thể kết nối với một trong hai loại đầu cái kể trên. Việc lựa chọn loại đầu cái nào sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và tính tiện dụng của thiết kế.

Phân biệt hệ ren NPT

Chúng ta đều biết, đầu nối ống thủy lực có rất nhiều hệ ren khác nhau. Bởi vậy, trong quá trình khảo sát có một số kiểu ren rất dễ gây nhầm lẫn. Dưới đây là một số hệ ren khá tương đồng với NPT.

BSP và NPT

BSP và NPT giống nhau bởi phương thức làm kín nhờ ren và góc côn 30⁰. Hệ ren BSP sẽ được phân biệt nhờ so sánh những đặc điểm sau:

Phân biệt hệ ren BSP và NPT
Phân biệt hệ ren BSP và NPT. (Ảnh: Hose-power)

Với BSP:

  • Cấu tạo phần đỉnh và đáy ren tròn hơn.
  • Kiểu ren: Whitworth thread
  • Góc đỉnh ren: 55⁰
  • Khu vực phân bố chính: phổ biến tại Anh, châu Úc, châu Á, châu Âu.

Với NPT:

  • Cấu tạo phần đỉnh và đáy ren nhọn.
  • Kiểu ren: NPT/ NPTF
  • Góc đỉnh ren: 60⁰
  • Khu vực phân bố chính: phổ biến tại Mỹ, khu vực Bắc Mỹ, Canada.

Quý độc giả cũng có thể tham khảo thêm bài viết chi tiết về hệ ren BSP: “Hệ ren BSP – cách phân biệt và nhận biết ren BSP

Ưu nhược điểm và ứng dụng của đầu nối NPT

Dưới đây là một số ưu và nhược điểm còn tồn tại của kiểu ren này:

Ưu và nhược điểm

Ưu và nhược điểm của đầu nối ren NPT
Ưu và nhược điểm của đầu nối ren NPT. (Ảnh: Hose-power)

Ưu điểm:

  • Hệ ren NPT là một hệ ren khá phổ biến. Vì vậy, chúng ra có thể dễ dàng tìm kiếm và thay thế.
  • Đầu nối NPT rất dễ thao tác lắp đặt trong quá trình sử dụng và phù hợp với nhiều ứng dụng khác nhau.

Nhược điểm:

  • Vì đầu nối NPT làm kín nhờ ren và góc côn nên trong quá trình lắp đặt ren có thể biến dạng nếu dùng lực quá mạnh.
  • Do kiểu làm kín nên NPT cũng bị hạn chế hơn với một số ứng dụng.

Những ứng dụng

Đầu nối NPT được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều ngành kỹ thuật như:

  • Các hệ thống kết nối của máy trong các lĩnh vực công nghiệp.
  • Thăm dò và khai thác dầu khí.
  • Hệ thống kết nối trên ô tô.
  • Một số ứng dụng khác trong xây dựng, khai thác…

Hose-power hy vọng với bài viết kỳ này, Quý độc giả có thể hiểu thêm về hệ ren NPT. Nếu bạn còn đang thắc mắc hoặc cần hỗ trợ báo giá về các loại đầu nối thủy lực. Hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi qua số Hotline +84 357267968, email: office@hose-power.com.vn.


Tháng Một 23, 2024

Trong bài viết kỳ này, hãy cùng Hose-power tìm hiểu về hệ ren UNO. Đây là một hệ ren khá đặc biệt. Vậy hệ ren này đặc biệt như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về hệ ren này và cách phân biệt hệ đầu nối UNO nhé!

Hệ ren UNO

Hệ ren UNO hay còn có tên gọi đầy đủ là: UNIFIED NATIONAL WITH ORING. Hay tên gọi tắt là O-ring Boss. Có thể nói đầu nối UNO là một biến thể đặc biệt của hệ ren JIC. Bởi vậy, hệ ren này sở hữu một số những đặc điểm khá tương đồng với kiểu ren JIC.

Đầu nối thủy lực UNO
Đầu nối thủy lực UNO. (Ảnh: Hose-power)

Những đặc điểm của hệ ren UNO

UNO sở hữu những đặc điểm như sau:

  • Hệ ren: UNF(Ren Unified Thread) hay (Unified National Coarse Thread). Đây là hệ ren theo tiêu chuẩn Mỹ với các bước ren song song.
  • Góc đỉnh ren: 60 độ
  • Tiêu chuẩn xác định của UNO: SAE J1926 và ISO 11926.
  • Kiểu làm kín: làm kín nhờ vòng đệm làm kín O-ring.
  • Vật liệu thường dùng: Hợp kim thép (thép cacbon, thép không gỉ, thép mạ) và đồng.

Phân biệt và xác định kiểu đầu nối UNO

Trong quá trình sử dụng kiểu đầu nối UNO dễ gây nhầm lẫn với một số loại khác như:

JIC và UNO

Phân biệt ren JIC và UNO
Phân biệt ren JIC và UNO. (Ảnh: Hose-power)

Vì UNO là một biến thể đặc biệt của đầu nối JIC. Do đó, JIC chính là kiểu ren thường bị nhầm lẫn nhất với loại ren này. Những đặc điểm tương đồng của hai kiểu ren trên có thể kể đến như:

  • JIC và UNO đều theo hệ ren UNF.
  • Góc đỉnh ren của hai loại ren này đều là 60 độ.

Tuy nhiên, giữa hai loại ren này có những khác biệt như sau:

  • Tiêu chuẩn xác định: ren JIC (SAE J514), ren UNO (SAE J1926 và ISO 11926)
  • Với kiểu ren JIC, kiểu làm kín nhờ góc côn 37 độ. Với UNO, kiểu làm kính nhờ vòng đệm O-ring.

Có một đặc điểm nữa bạn rất cần lưu ý là các thông số của hai loại ren này đều giống nhau trên cùng một kích cỡ.

ISO 6149 và UNO

Ngoài JIC, hệ ren ISO 6149 là kiểu ren ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, dựa vào hình ảnh bên ngoài bạn khó có thể phân biệt ISO 6149 và ren UNO.

Ren ISO 6149 và UNO
Đầu nối ISO 6149 và UNO. (Ảnh: Hose-power)

Những đặc điểm giống nhau có thể kể đến:

  • Góc đỉnh ren của UNO và ISO 6149 này đều là 60 độ.
  • Kiểu làm kín: cả hai loại ren đều làm kín nhớ vòng đệm O-ring.

Điểm khác nhau giữa hai loại ren:

  • Tiêu chuẩn xác định: UNO (SAE J1926 và ISO 11926) và ISO 6149 (ISO 6149-1, SAE J2244/1, DIN3852 Part3).
  • Hệ ren: UNO theo UNF, ISO 6149 theo hệ mét (Metric)

Vì vậy, khi kiểm tra hai kiểu ren này, chúng ra cần sử dụng thước đo ren để có thể xác định chính xác.

Ưu điểm của ren UNO

Như Hose-power đã từng đề cập trong bài viết riêng về ren JIC: “Hệ ren JIC – Những ưu và nhược điểm của hệ ren JIC”. Nhược điểm của đầu nối nối loại này chính là hạn chế về khả năng làm kín với một số ứng dụng liên quan tới chất lỏng. Đầu nối UNO với kiểu làm kín nhờ O-ring đã giúp giải quyết vấn đề này. Đầu nối UNO được đánh giá khá cao nhờ khả năng làm kín hiệu quả hơn.

Ưu điểm đầu nối UNO
Ưu điểm đầu nối UNO. (Ảnh: Hose-power)

Hose-power hy vọng với những thông tin trong bài viết này, Quý độc giả đã có thể có thêm những kiến thức hữu ích về ren UNO. Nếu Quý khách cần tư vấn thêm về kích thước cũng như giá thành của các loại đầu nối này. Hãy liên hệ với Hose-power qua số hotline: +84 357267968 hoặc địa chỉ email: office@hose-power.com.vn nhé!


Tháng Một 20, 2024

Tiếp tục chủ đề các loại đầu nối thủy lực phổ biến. Trong bài viết kỳ này Hose-power sẽ cùng Quý độc giả tìm hiểu về hệ ren JIS. Vậy những đặc điểm nhận diện của kiểu ren này là gì? Cùng Hose-power tìm hiểu ngay nhé!

Hệ ren JIS

JIS là tên viết tắt của: Japanese Industrial Standards. Đây là một hệ ren đặc trưng được nghiên cứu và phát triển bởi Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản. Do đó, hệ ren này được sử dụng rất phổ biến trong không chỉ hầu hết các ngành công nghiệp tại Nhật Bản mà còn tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới.

 

Đầu nối JIS
Các loại đầu nối JIS. (Ảnh: Hose-Power)

Những đặc điểm của hệ ren JIS

Dưới đây là một số đặc điểm của kiểu ren này:

  • Góc đỉnh ren JIS: 55⁰ Whitworth
  • Kiểu làm kín: làm kín nhờ góc côn
  • Kiểu hệ ren: hệ ren BSP hoặc Metric
  • Khu vực phổ biến nhất: Nhật Bản và một số nước châu Á.
  • Vật liệu đầu nối JIS phổ biến có thể điểm đến: hợp kim, thép cacbon, thép không rỉ…

Các kiểu khớp nối phổ biến của đầu nối JIS

Các kiểu khớp nối JIS
Các kiểu khớp nối JIS. (Ảnh: Hose-Power)

Hệ ren JIS gồm 4 kiểu phổ biến nhất:

  • JIS Tapered Pipe Thread: loại này có cấu tạo khá giống với kiểu ren BSPT. Đầu đực JIS Tapered Pipe Thread không có góc côn 30⁰.
  • JIS 30° Flare (Female Internal Cone Seat): loại ren này có bước ren tương tự BSPP, phần góc côn lõm ngược góc 60°.
  • Komatsu 30° Flare (Female Internal Cone Seat): Đây là loại ren đặc biệt được thiết kế và sử dụng phổ biến trong các hệ thống thủy lực của KOMATSU. KOMATSU là một tập đoàn tới từ Nhật Bản, chuyên sản xuất các thiết bị hạng nặng cho ngành xây dựng, khai thác… Sản phẩm KOMATSU bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhất chính là những chiếc xe nâng. Các dòng đầu nối này được thiết kế đặc biệt theo nghiên cứu và tiêu chuẩn gắt gao của thương hiệu này.
  • Komatsu Style Flange Fitting (Mặt bích kiểu KOMATSU): loại mặt bích này giống với kiểu mặt bích SAE Code 61. Và được tuân theo tiêu chuẩn JIS B8363.

Phân biệt đầu nối JIS

Đầu nối JIS cũng có một số đặc điểm giống và khác với một vài kiểu ren. Dưới đây là một số kiểu ren có thể gây nhầm lẫn với JIS.

BSP và JIS

Phân biệt BSP và JIS
Phân biệt BSP và JIS. (Ảnh: Hose-Power)

Hệ ren theo tiêu chuẩn Nhật JIS là một hệ ren lớn với nhiều loại. Trong đó, loại JIS BSP (Convex) có nhiều đặc điểm khá giống với kiểu ren BSP như:

  • Góc đỉnh ren cả 2 loại đều là 55⁰ Whitworth.
  • Kiểu làm kín bằng góc côn.

Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa hai kiểu BSP và JIS BSP (Convex): loại BSP có đầu đực côn lõm và JIS BSP (Convex) ren đực có góc côn lồi.

DIN và JIS

Phân biệt DKM và JIS
Phân biệt DKM và JIS. (Ảnh: Hose-Power)

Những đặc điểm giống nhau giữa DIN và Komatsu 30° Flare (Female Internal Cone Seat, JIS Metric Convex) này:

  • Kiểu hệ ren của hai loại ren này là Metric.
  • Góc côn 30⁰.
  • Góc ren: 60⁰.

Điểm phân biệt của 2 loại ren này chính là đầu đực JIS Metric Convex côn lồi góc 30⁰. Đầu đực DIN (DKM) côn lõm 30⁰.

Trong bài viết kỳ này, Hose-power đã cùng Quý độc giả tìm hiểu thêm về một kiểu ren thủy lực là ren JIS. Nếu bạn đọc còn có thêm những thắc mắc về kiểu ren này. Hãy gửi ngay câu hỏi về địa chỉ email: office@hose-power.com.vn hoặc số điện thoại +84 357267968. Hose-power rất hân hạnh được hỗ trợ bạn!


Tháng Một 17, 2024

Mặt bích CAT là một trong những loại mặt bích rất đặc biệt. Vậy điểm đặc biệt của loại mặt bích này là gì? Cùng Hose-power tìm hiểu về dòng mặt bích này và những ứng dụng phổ biến nhất nhé!

Mặt bích CAT

Mặt bích CAT còn có tên gọi đầy đủ: mặt bích Caterpillar (Caterpillar Flange). Được điểm danh là một loại mặt bích trong dòng mặt bích SAE, mặt bích dòng Cat được phát triển dựa trên tiêu chuẩn SAE – Society of Automotive Engineers (Hiệp hội Kỹ sư Hoa Kỳ) kèm với những yêu cầu khắt khe về áp suất, độ an toàn từ thương hiệu Caterpillar. Do đó, ứng dụng chính của mặt bích này được sử dụng các thiết bị, hệ thống máy của thương hiệu Caterpillar.

Vậy mặt bích SAE có những loại nào khác? Cùng tham khảo bài viết: Đặc điểm và cách phân loại mặt bích SAE.

Đôi nét về thương hiệu Caterpillar

Caterpillar là một tập đoàn hàng đầu thế giới tới từ Hoa Kỳ. Thương hiệu này được thành lập năm 1925. Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của thương hiệu có thể điểm đến gồm:

Giới thiệu về thương hiệu Caterpillar
Giới thiệu về thương hiệu Caterpillar. (Ảnh: Hose-power)
  • Sản xuất thiết bị công nghiệp nặng (khai khoáng, xây dựng, vv…)
  • Động cơ: động cơ máy phát điện, động cơ xe.
  • Dịch vụ công nghiệp: Tư vấn, thiết kế, thi công
  • Các sản phẩm tài chính (cho tổ chức các nhân và chính phủ)
  • Ngoài ra, còn một số dòng giày và trang phục dưới tên thương hiệu Caterpillar.

Cho tới ngày nay, với gần 100 năm hoạt động và phát triển. Caterpillar đang là nhà sản xuất các thiết bị máy xây dựng hàng đầu thế giới.

Đặc điểm

Sở dĩ là một thương hiệu sản xuất máy móc hạng nặng nên Caterpillar có những yêu cầu riêng về các dòng sản cấu thành trong máy. Với mục đích đáp ứng các thiết kế vượt quá tiêu chuẩn ngành về áp suất vận hành. Vì vậy, để đảm bảo tải trọng, độ an toàn và khả năng bền bỉ giúp máy Caterpillar đảm bảo tuổi thọ và tính năng nên các tiêu chuẩn thiết kế cũng rất khắt khe. Dòng mặt bích thương hiệu Caterpillar cũng được phát triển và ra đời với mục đích như trên.

Dưới đây là một số đặc điểm của dòng mặt bích này:

  • Tiêu chuẩn: tuân theo tiêu chuẩn SAE và tiêu chuẩn riêng của Caterpillar.
  • Vật liệu phổ biến: Hợp kim của thép hoặc thép.
  • Kiểu kết nối: gồm 4 bu lông lục giác có tác dụng phân bổ lực, giữ cố định và siết chặt mặt bích.
  • Áp suất làm việc: lên tới 620 Bar (tương đương 9000 psi).

Ứng dụng của mặt bích CAT

Ứng dụng của mặt bích loại CAT
Ứng dụng của mặt bích loại CAT. (Ảnh: Hose-power)

Mặt bích loại CAT được ứng dụng chủ yếu trong các hệ thống máy móc của thương hiệu Caterpillar. Dưới đây là một số ứng dụng của dòng mặt bích này như sau:

  • Trong các máy công nghiệp nặng: mặt bích được sử dụng để kết nối hệ thống thủy lực, máy nén khí của các máy: máy xúc, máy đào, máy cẩu….
  • Một số ứng dụng kết nối trong các hệ thống cấp và xử lý nước, hóa chất, hệ thống vận tải v.v…

Ưu điểm của mặt bích theo tiêu chuẩn CAT

Mặt bích CAT sở hữu một số ưu điểm có thể điểm đến như:

  • Thiết kế an toàn, chịu được áp suất cao và môi trường làm việc với cường độ lớn. Đồng thời, mặt bích chống chịu khá tốt với môi trường làm việc có sự rung lắc.
  • Khả năng chống chịu các điều kiện môi trường tốt.
  • Thiết kế kiểu kết nối thân thiện với người sử dụng trong việc lắp đặt và tháo dỡ.

Tuy nhiên, do là sản phẩm đặc thù chuyên dùng cho các dòng máy Caterpillar nên loại mặt bích này thường không quá phổ biến như dòng mặt bích SAE CODE 62. Nhìn chung, hai loại mặt bích này khá tương đồng với nhau về mặt hình dáng. CAT Flange sẽ có độ dày đầu mặt nhỉnh hơn. Vì vậy, khi phân loại chúng ta cần kiểm tra kĩ về mặt kích thước.

Phân biệt mặt bích Code 61, 62 và CAT
Phân biệt mặt bích Code 61, 62 và CAT. (Ảnh: Hose-power)

Hose-power hy vọng với bài viết chuyên mục kỳ này, Quý độc giả đã có thêm những thông tin thú vị về loại mặt bích CAT. Nếu Quý khách còn đang thắc mắc và cần báo giá về các loại mặt bích. Hãy liên hệ với Hose-power qua địa chỉ email: office@hose-power.com.vn hoặc số Hotline: +84 357267968.

Quý độc giả cũng có thể tham khảo thêm về các loại mặt bích SAE cũng như các loại đầu nối phổ biến. Hãy tham khảo bài viết kỳ trước: “Giới thiệu chung về 8 loại đầu nối thủy lực thông dụng nhất”.


Tháng Một 13, 2024
ren-orfs-1280x853.jpg

Tiếp tục các bài viết chuyên mục đầu nối thủy lực phổ biến nhất. Hệ ren ORFS sẽ tiếp tục được Hose-power giới thiệu tới bạn trong bài viết kỳ này. Hãy cùng Hose-power tìm hiểu về những đặc điểm kỹ thuật của kiểu ren này nhé!

Hệ ren ORFS là gì?

Hệ ren ORFS có tên tiếng Anh đầy đủ là: O Ring Face Seal Threads. Kiểu ren này được nghiên cứu và phát triển bởi SAE – Society of Automotive Engineers (Hiệp hội Kỹ sư Hoa Kỳ). Có thể nói, ORFS là hệ ren gắn liền với sự phát triển của hệ thống thủy lực tại Mỹ nói riêng và trên toàn thế giới. Dưới đây là một số đặc điểm có thể giúp người sử dụng nhận biết về kiểu ren này:

Đầu nối hệ ren loại ORFS
Đầu nối hệ ren loại ORFS. (Ảnh: Hose-power)

Đặc điểm đầu nối ORFS

  • Đầu nối ORFS theo hệ ren UNF (Ren Unified Thread). Đây là loại ren được quy định theo tiêu chuẩn Mỹ. Hệ ren UNF dùng các bước ren song song.
  • ORFS làm kín nhờ O-ring.
  • Hệ ORFS gồm một đầu đực và một đầu cái. Đầu đực có ren và O-ring giúp làm kín. Đầu cái ORFS có dạng mặt côn phẳng và phần rãnh để kết nối với O-ring.
  • Tiêu chuẩn: SAE J1453, ISO 8434-3.
  • Vật liệu phổ biến: Thép, đồng hoặc Inox.

Phân biệt ORFS và UNO

Trong các loại ren phổ biến của đầu nối thủy lực, ORFS rất dễ bị nhầm lẫn với kiểu ren UNO. Do cả hai đều sử dụng hệ ren UNF với các bước ren song song nên đôi lúc chúng ta sẽ rất dễ nhầm lẫn.

Điểm khác biệt của hai kiểu ren này chính là vị trí của vòng đệm làm kín O-ring. Với đầu nối ORFS, O-ring sẽ nằm ở đỉnh ren. Với ren UNO, O-ring nằm ở chân ren. Dựa trên vị trí O-ring, bạn có thể dễ dàng nhận ra hai loại ren này.

Đặc điểm phân biệt hệ ren UNO và ORFS
Đặc điểm phân biệt hệ ren UNO và ORFS. (Ảnh: Hose-power)

Những ưu và nhược điểm của đầu nối hệ ren ORFS

ORFS là một hệ ren rất phổ biến và ưa chuộng trong các kết nối của hệ thống thủy lực. Có thể kể đến một số ứng dụng của ORFS như sau:

  • Hệ thống thủy lực trong ngành công nghiệp: sử dụng trong các kết nối của hệ thống thủy lực trong máy ép, máy nén khí, thiết bị nâng hạ…
  • Hệ thống thủy lực trong ngành công nghiệp ô tô: ORFS sử dụng trong các kết nối của hệ thống phanh và bánh lái…
  • Hệ thống thủy lực trong ngành công nghiệp hàng không: sử dụng trong kết nối của hệ thống thủy lực trong các thiết bị nâng hạ, hệ thống điều khiển, hệ thống nâng hạ cánh…

Vậy hệ ren ORFS có nhược điểm nào không? Cùng Hose-power điểm qua những điểm này nhé! Dưới đây, là một số ưu và nhược điểm của đầu nối ORFS:

Phân tích ưu và nhược điểm ren loại ORFS
Phân tích ưu và nhược điểm ren loại ORFS. (Ảnh: Hose-power)

Ưu điểm của đầu nối ORFS

  • Hệ ren làm kín nhờ O-ring giúp tăng hiệu suất và chống rò rỉ.
  • Thiết kế ren rất phù hợp và dễ dàng cho các thao tác tháo lắp.
  • Được sử dụng rộng rãi với đa dạng về kích cỡ, vật liệu.

Nhược điểm

Do làm kín bằng vòng O-ring nên khi nhiệt độ sử dụng cao, đầu nối ORFS có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố này.

Trong bài viết kỳ này, Hose-power đã cùng bạn tìm hiểu thêm một kiểu ren nữa: ren ORFS. Nếu bạn cần tư vấn và báo giá chi tiết về các loại đầu nối thủy lực. Hãy liên hệ với Hose-power qua Hotline +84 357267968. Hoặc địa chỉ email: office@hose-power.com.vn nhé!


Tháng Một 10, 2024

Mặt bích SAE (SAE Flange) là một trong những loại đầu nối thủy lực phổ biến nhất. Trong bài viết kỳ này, Hose-power sẽ cùng Quý độc giả tìm hiểu chi tiết về loại mặt bích này nhé!

Mặt bích SAE

Mặt bích loại SAE (SAE Flanges) là tên gọi được đặt bởi Society of Automotive Engineers (Hiệp hội Kỹ sư Hoa Kỳ). Tiêu chuẩn dành cho loại mặt bích này cũng được đơn vị này xác định. SAE là loại mặt bích được ứng dụng rất rộng rãi không chỉ với ống thủy lực mà còn còn ống cứng, ống inox…

Đây cũng chính là dòng mặt bích phổ biến nhất trong các loại đầu nối dùng trong thủy lực.

Đặc điểm của mặt bích loại SAE

Đặc điểm của SAE FLANGE
Đặc điểm của SAE FLANGE. (Ảnh: Hose-power)
  • Tuân theo tiêu chuẩn SAE. Mỗi dòng mặt bích sẽ có tiêu chuẩn riêng.
  • Vật liệu chính: Tùy theo ứng dụng, vật liệu thường thấy của mặt bích SAE là thép cacbon hoặc thép không gỉ.
  • Thường được ứng dụng trong những hệ thủy lực đòi hỏi áp lực cao.

Những ưu điểm của mặt bích loại SAE

Sở dĩ, loại mặt bích này rất được ưa chuộng bởi những lý do sau:

  • Đây là loại kết nối chịu được áp suất cao, an toàn, chịu được rung lắc. Bởi vậy, mặt bích loại SAE được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống khí nén, hệ thống thủy lực.
  • Kết nối mặt bích cũng rất tiện lợi trong việc lắp đặt và tháo dỡ. Do sử dụng bu lông lục giác giúp thao tác tháo lắp dễ dàng hơn.
  • Cấu trúc và vật liệu giúp SAE Flange chịu ăn mòn tốt.

Ứng dụng của mặt bích

Ứng dụng của SAE FLANGE
Ứng dụng của SAE FLANGE. (Ảnh: Hose-power)

SAE Flange có mặt trong nhiều mảng công nghiệp, có thể điểm đến như:

  • Trong hệ thống khí nén: Mặt bích được sử dụng để kết nối giữa hệ thống máy nén chính với van nén khí và hệ thống ống mềm khí nén.
  • Trong hệ thống thủy lực: SAE Flange dùng để kết nối hệ thống ống thủy lực với các bộ phận kết cấu khác như hệ thống bơm, van thủy lực.
  • Trong các ngành công nghiệp khác: SAE Flange được ứng dụng trong nhiều hệ thống. Có thể điểm đến như: Hệ thống cấp nước, hệ thống xử lý nước, hệ thống cung cấp tại các giàn khai thác dầu khí…

Phân loại mặt bích SAE

Phân loại theo độ phổ biến nhất của loại mặt bích này, chúng sẽ được chia thành 2 loại:

SAE O RING FLANGE

Đây là loại mặt bích theo tiêu chuẩn SAE với vòng đệm làm kín O-ring. Loại mặt bích này gồm 3 loại nhỏ hơn:

Phân loại mặt bích kiểu SAE O-RING FLANGE
Phân loại mặt bích kiểu SAE O-RING FLANGE. (Ảnh: Hose-power)
  • SAE FLANGE CODE 61: gồm 2 loại theo hệ Inch và Mét. Tiêu chuẩn xác định SAE J518, ISO 6162. Kiểu kết nối gồm 4 bu lông lục giác giúp phân bổ lực và siết chặt mặt bích. Áp suất làm việc lên tới 5100 psi.
  • SAE FLANGE CODE 62: Tiêu chuẩn và kiểu kết nối tương tự SAE FLANGE CODE 61. SAE FLANGE CODE 62 có kích thước dày và rộng hơn để đáp ứng yêu cầu về áp suất cao. Áp suất làm việc lên tới 6100 psi.
  • SAE FLANGE CODE 62C: Đây là phiên bản cải tiến của SAE FLANGE CODE 62 được thương hiệu Caterpillar phát triển. SAE FLANGE CODE 62C dày hơn so với SAE FLANGE CODE 62.

SAE O RING FLANGE BLOCKS

Phân loại SAE O-RING FLANGE BLOCKS
Phân loại SAE O-RING FLANGE BLOCKS. (Ảnh: Hose-power)

Đây là loại mặt bích chân đế gồm 2 loại nhỏ:

  • SAE O RING FLANGE BLOCKS CODE 61: Tiêu chuẩn xác định ISO 6162, J518. Áp suất làm việc khoảng 3000 psi
  • SAE O RING FLANGE BLOCKS CODE 62: Mặt bích CODE 62 có tiêu chuẩn như CODE 61. Tuy nhiên, kích thước dày hơn giúp đảm bảo áp suất làm việc lên tới 6000 psi.

Hose-power đã giới thiệu tới bạn đọc những kiến thức chung về mặt bích SAE trong bài viết kỳ này. Nếu Quý khách hàng cần tư vấn thêm về sản phẩm và báo giá cho loại mặt bích này. Hãy gửi thông tin về địa chỉ email: office@hose-power.com.vn hoặc số Hotline: +84 357267968.


Tháng Một 6, 2024

Tiếp tục chuỗi bài viết về các kiểu ren đầu nối thủy lực phổ biến nhất. Trong bài viết kỳ này, Hose-power sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu về đầu nối hệ ren DIN.

Đầu nối hệ ren DIN

DIN là hệ ren có tên đầy đủ Deutsche Industrie Normen. Hệ ren này được nghiên cứu và thiết lập theo tiêu chuẩn của Viện công nghệ Đức. Hệ DIN là loại đầu nối phổ biến nhất của hệ ren dạng Mét (Metric). Đây là kiểu ren rất được ưa chuộng tại khu vực châu Âu.

Những đặc điểm của hệ ren

DIN sở hữu những đặc điểm như sau:

  • Hệ ren: Mét (metric)
  • Góc côn: 24⁰ (với DKM góc côn 30⁰)
  • Kiểu ren: ren song song
  • Kiểu làm kín: chủ yếu đầu nối DIN làm kín bằng Oring.
  • Vật liệu phổ biến: Hợp kim, thép, thép không rỉ, đồng…
  • Tiêu chuẩn xác định: DIN 3853, ISO 261

Phân loại ren DIN

Phân loại đầu nối DIN
Phân loại đầu nối DIN. (Ảnh: Hose-power)

Đầu nối DIN được chia thành 5 loại:

  • DKL (DICHT KEGEL LEICHT): Làm kín bằng góc côn 24⁰. Áp suất làm việc lên tới: 430 bar. Tiêu chuẩn: DIN 3861.
  • DKS (DICHT KEGEL SCHWER): Mặt làm kín nhờ góc côn 24⁰. Áp suất làm việc lên tới: 690 bar. Tiêu chuẩn xác định DIN 3861.
  • DKOL (DICHT KEGEL O RING LEICHT): Làm kín bằng Oring, góc côn với áp suất làm việc lên tới: 430 bar. Tiêu chuẩn xác định DIN 3853.
  • DKOS (DICHT KEGEL O RING SCHWER): Mặt làm kín nhờ góc côn và Oring. Áp suất làm việc cao lên tới: 690 bar. Theo tiêu chuẩn DIN 3853.
  • DKM (DICHT KEGEL METRIC): làm kín nhờ góc côn 30⁰. Tiêu chuẩn xác định DIN 7631.

Lưu ý:

Kiểu ren DIN phân làm 2 loại chính:

  • Dòng Nhẹ (Light Series) với loại DKL/ DKOL. Áp suất làm việc tới 430 bar.
  • Dòng Nặng (Heavy Series) với loại DKS/ DKOS.Áp suất làm việc tới 690 bar.

Một số kích thước ren giữa 2 loại ren này có thể giống nhau. Tuy nhiên, đường kính ngoài của ống (OD) cho đầu nối Heavy Series thường nhỏ hơn và thành ống dày hơn. Bởi vậy, do có sự khác biệt về thông số ống cùng áp suất làm việc nên 2 loại này không nên dùng thay thế nhau.

Dưới đây là bảng so sánh kích thước bạn có thể tham khảo thêm giữa hai dòng Light Series và Heavy Series:

Bảng so sánh kích thước
Bảng so sánh kích thước. (Ảnh: Hose-power)

Những ưu và nhược điểm của dòng đầu nối DIN

Cùng Hose-power điểm nhanh về những ưu và nhược điểm của kiểu ren này nhé!

Ưu và nhược điểm của đầu nối DIN
Ưu và nhược điểm của đầu nối DIN. (Ảnh: Hose-power)

Ưu điểm

  • Thiết kế của đầu nối DIN được các chuyên gia lĩnh vực thủy lực đánh giá cao giúp khắc phục nhiều nhược điểm của các dòng đầu nối khác.
  • Hệ ren DIN giúp giảm thiểu tối đa khả năng rò rỉ.
  • Dễ lắp đặt và thay thế
  • Dải áp suất rộng phù hợp với đa số yêu cầu về áp lực làm việc (working pressure).

Nhược điểm

  • Đầu nối kiểu DIN không thông dụng ở một số khu vực. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này sẽ gặp khó khăn khi tìm vật tư thay thế.
  • Để xác định kích thước kiểu ren đòi hỏi người thực hiện cần có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững.

So sánh giữa đầu nối DIN và BSP

Trong các loại đầu nối thủy lực, dòng DIN (DKOS/DKOL) rất dễ nhầm lẫn với hệ ren BSP (BSPP) do có hình dáng tương tự.

Phân biệt ren DINvà BSP
Phân biệt ren DIN và BSP. (Ảnh: Hose-power)

Sự khác nhau, DKOS/DKOL làm kín bằng góc côn và Oring. Với ren BSPP làm kín bằng góc côn. Ở ren BSPP, một số loại cũng có Oring làm kín. Vì vậy, ta cần kiểm tra 2 loại ren này bằng thước đo ren. Nhờ công cụ này, bạn sẽ phân biệt được 2 loại ren do BSPP thuộc hệ ren BSP. Dòng DIN thuộc hệ ren Mét (Metric).

Trong bài viết này, Hose-power đã cùng bạn tìm hiểu loại ren phổ biến nhất hệ ren Mét (Metric) là ren DIN. Nếu bạn còn có thêm những thắc mắc về đầu nối DIN, hãy gửi thắc mắc về địa chỉ mail: office@hose-power.com.vn nhé!


LIÊN HỆ

Bạn cần hỗ trợ về ống mềm:

Các giải pháp về ống mềm, các dịch vụ cho đường ống áp lực và lưu chất đặc biệt
+84 357267968

hose-power.com.vn

office@hose-power.com.vn

Giao Hàng

Hose Power sẽ hỗ trợ bạn với các giải pháp về ống thủy lực, ống mềm với các ứng dụng khác nhau với thời gian giao hàng nhanh nhất




LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Interactively coordinate proactive e-commerce via process-centric “outside the box“ thinking.