Tiếp tục chuỗi bài viết về các kiểu ren đầu nối thủy lực phổ biến nhất. Trong bài viết kỳ này, Hose-power sẽ cùng Quý bạn đọc tìm hiểu về đầu nối hệ ren DIN.
Đầu nối hệ ren DIN
DIN là hệ ren có tên đầy đủ Deutsche Industrie Normen. Hệ ren này được nghiên cứu và thiết lập theo tiêu chuẩn của Viện công nghệ Đức. Hệ DIN là loại đầu nối phổ biến nhất của hệ ren dạng Mét (Metric). Đây là kiểu ren rất được ưa chuộng tại khu vực châu Âu.
Những đặc điểm của hệ ren
DIN sở hữu những đặc điểm như sau:
- Hệ ren: Mét (metric)
- Góc côn: 24⁰ (với DKM góc côn 30⁰)
- Kiểu ren: ren song song
- Kiểu làm kín: chủ yếu đầu nối DIN làm kín bằng Oring.
- Vật liệu phổ biến: Hợp kim, thép, thép không rỉ, đồng…
- Tiêu chuẩn xác định: DIN 3853, ISO 261
Phân loại ren DIN
Đầu nối DIN được chia thành 5 loại:
- DKL (DICHT KEGEL LEICHT): Làm kín bằng góc côn 24⁰. Áp suất làm việc lên tới: 430 bar. Tiêu chuẩn: DIN 3861.
- DKS (DICHT KEGEL SCHWER): Mặt làm kín nhờ góc côn 24⁰. Áp suất làm việc lên tới: 690 bar. Tiêu chuẩn xác định DIN 3861.
- DKOL (DICHT KEGEL O RING LEICHT): Làm kín bằng Oring, góc côn với áp suất làm việc lên tới: 430 bar. Tiêu chuẩn xác định DIN 3853.
- DKOS (DICHT KEGEL O RING SCHWER): Mặt làm kín nhờ góc côn và Oring. Áp suất làm việc cao lên tới: 690 bar. Theo tiêu chuẩn DIN 3853.
- DKM (DICHT KEGEL METRIC): làm kín nhờ góc côn 30⁰. Tiêu chuẩn xác định DIN 7631.
Lưu ý:
Kiểu ren DIN phân làm 2 loại chính:
- Dòng Nhẹ (Light Series) với loại DKL/ DKOL. Áp suất làm việc tới 430 bar.
- Dòng Nặng (Heavy Series) với loại DKS/ DKOS.Áp suất làm việc tới 690 bar.
Một số kích thước ren giữa 2 loại ren này có thể giống nhau. Tuy nhiên, đường kính ngoài của ống (OD) cho đầu nối Heavy Series thường nhỏ hơn và thành ống dày hơn. Bởi vậy, do có sự khác biệt về thông số ống cùng áp suất làm việc nên 2 loại này không nên dùng thay thế nhau.
Dưới đây là bảng so sánh kích thước bạn có thể tham khảo thêm giữa hai dòng Light Series và Heavy Series:
Những ưu và nhược điểm của dòng đầu nối DIN
Cùng Hose-power điểm nhanh về những ưu và nhược điểm của kiểu ren này nhé!
Ưu điểm
- Thiết kế của đầu nối DIN được các chuyên gia lĩnh vực thủy lực đánh giá cao giúp khắc phục nhiều nhược điểm của các dòng đầu nối khác.
- Hệ ren DIN giúp giảm thiểu tối đa khả năng rò rỉ.
- Dễ lắp đặt và thay thế
- Dải áp suất rộng phù hợp với đa số yêu cầu về áp lực làm việc (working pressure).
Nhược điểm
- Đầu nối kiểu DIN không thông dụng ở một số khu vực. Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này sẽ gặp khó khăn khi tìm vật tư thay thế.
- Để xác định kích thước kiểu ren đòi hỏi người thực hiện cần có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn vững.
So sánh giữa đầu nối DIN và BSP
Trong các loại đầu nối thủy lực, dòng DIN (DKOS/DKOL) rất dễ nhầm lẫn với hệ ren BSP (BSPP) do có hình dáng tương tự.
Sự khác nhau, DKOS/DKOL làm kín bằng góc côn và Oring. Với ren BSPP làm kín bằng góc côn. Ở ren BSPP, một số loại cũng có Oring làm kín. Vì vậy, ta cần kiểm tra 2 loại ren này bằng thước đo ren. Nhờ công cụ này, bạn sẽ phân biệt được 2 loại ren do BSPP thuộc hệ ren BSP. Dòng DIN thuộc hệ ren Mét (Metric).
Trong bài viết này, Hose-power đã cùng bạn tìm hiểu loại ren phổ biến nhất hệ ren Mét (Metric) là ren DIN. Nếu bạn còn có thêm những thắc mắc về đầu nối DIN, hãy gửi thắc mắc về địa chỉ mail: office@hose-power.com.vn nhé!