Hệ ren JIC – Những ưu và nhược điểm của hệ ren JIC

Tháng mười hai 31, 2023by Samy0
ren-JIC-1280x853.jpg

Trong bài viết kỳ trước, Hose-power đã cùng Quý độc giả điểm nhanh về 8 loại đầu nối thủy lực phổ biến nhất hiện nay. Tiếp tục chuyên mục, trong bài viết kỳ này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hệ ren JIC cùng những ưu và nhược điểm của hệ ren này nhé!

Hệ ren JIC là gì?

Hệ ren JIC có tên tiếng Anh đầy đủ là: JOINT INDUSTRIES COUNCIL. Đầu nối JIC là kiểu đầu nối thủy lực rất phổ biến ở nhiều quốc gia. Đặc biệt là Mỹ và Úc. Kiểu ren JIC được sử dụng trên cả dòng ống cứng và ống mềm. Dưới đây là một số đặc điểm của đầu nối JIC:

Đặc điểm đầu nối JIC

Đặc điểm hệ ren JIC
Bản vẽ kỹ thuật hệ ren JIC. (Ảnh: Hose-power)
  • Theo hệ ren UNF (Ren Unified Thread – Loại ren theo tiêu chuẩn Mỹ) với các bước ren song song.
  • Góc côn JIC: 37⁰
  • Đầu đực JIC côn lồi và cái JIC côn lõm. Đầu nối bấm trên ống thủy lực thường là đầu cái.
  • Tiêu chuẩn: SAE J514.
  • Vật liệu thường dùng: Thép, thép không gỉ, đồng.

Phân biệt JIC và AN

Đầu nối AN – Army Navy thường dễ gây nhầm lẫn với đầu nối JIC. Sở dĩ có hiểu lầm này là do cả hai loại đầu nối có thông số kích thước khá tương đồng. Tuy nhiên, đầu nối AN cần đáp ứng những tiêu chuẩn gắt gao dùng trong quân sự nên yêu cầu về dung sai rất chặt chẽ.

Phân biệt đầu nối AN và JIC
Phân biệt đầu nối AN và JIC. (Ảnh: Hose-power)

Đầu nối hệ ren JIC sử dụng các thông số kỹ thuật của AN làm cơ sở cho những tiêu chuẩn riêng về kích cỡ. Đồng thời, đầu nối JIC được sản xuất với các size phổ biến và thông dụng hơn so với đầu nối AN. Vì vậy, không nên sử dụng lẫn hai loại đầu nối này với nhau.

Phân biệt JIC và UNO

Đầu nối UNO có tên đầy đủ là UNIFIED NATIONAL. Kiểu ren này có những đặc điểm rất giống JIC trên một số tiêu chí nên rất dễ gây nhầm lẫn.

Bản vẽ kỹ thuật đầu nối UNO
Bản vẽ kỹ thuật đầu nối UNO. (Ảnh: Hose-power)

Điểm giống nhau:

  • Đầu nối UNO và JIC đều theo hệ ren UNF.

Điểm khác nhau:

  • Tiêu chuẩn JIC: SAE J514. UNO theo tiêu chuẩn: SAE J1926.
  • Đầu nối JIC làm kín nhờ góc côn 37⁰. Ren UNO làm kín bởi vòng đệm cao su – Oring.

Nhìn vào bảng phía dưới chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy các kích thước của đầu nối JIC và UNO là giống nhau trên cùng một kích cỡ:

Bảng thông số kích thước của ren UNO và JIC
Bảng thông số kích thước của ren UNO và JIC. (Ảnh: Hose-power)

Những ưu và nhược điểm của đầu nối hệ ren JIC

Hệ ren JIC được sử dụng rộng rãi bởi một số những ưu điểm như sau:

Những ưu và nhược điểm của ren JIC
Những ưu và nhược điểm của ren JIC. (Ảnh: Hose-power)

Ưu điểm đầu nối JIC

  • Kích thước đa dạng với nhiều loại vật liệu tương ứng mục đích sử dụng.
  • Dễ dàng cho người sử dụng khi xác định kiểu ren này.
  • Đầu nối JIC làm kín bằng ren và góc côn 37⁰, không sử dụng vòng đệm cao su. Vì vậy, đầu nối JIC được ưu tiên sử dụng trong các ứng dụng có tiếp xúc nhiệt độ cao.

Nhược điểm đầu nối JIC

Bên cạnh những ưu điểm, đầu nối JIC vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như:

  • Đầu nối JIC có mức áp suất thấp hơn điều kiện yêu cầu ở cùng một kích cỡ. Thường gặp ở những ứng dụng có độ rung lắc lớn.
  • Thiết kế làm kín bằng góc côn và ren cũng hạn chế đầu nối JIC trong một số ứng dụng liên quan tới chất lỏng.
  • Đầu nối JIC dễ bị nứt và hỏng nếu bị siết quá lực.

Hose-power hy vọng với bài viết chi tiết về kiểu ren JIC có thể giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về kiểu ren này. Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về các loại đầu nối thủy lực. Hãy gọi ngay cho Hose-power qua số hotline: +84 357267968 hoặc địa chỉ email: office@hose-power.com.vn. Hose-power rất vui lòng được hỗ trợ bạn!

Samy


Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *


LIÊN HỆ

Bạn cần hỗ trợ về ống mềm:

Các giải pháp về ống mềm, các dịch vụ cho đường ống áp lực và lưu chất đặc biệt
+84 357267968

hose-power.com.vn

office@hose-power.com.vn

Giao Hàng

Hose Power sẽ hỗ trợ bạn với các giải pháp về ống thủy lực, ống mềm với các ứng dụng khác nhau với thời gian giao hàng nhanh nhất




LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI
Interactively coordinate proactive e-commerce via process-centric “outside the box“ thinking.