Ống mềm là một phần quan trọng của hệ thống thủy lực nhờ tính linh hoạt chúng có thể uốn cong và di chuyển trong không gian chật hẹp. Vậy bạn có biết ống mềm thủy lực là gì không? Qua bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp đơn giản nhất để bạn dễ hình dung.
Ống mềm là gì?
Ống thủy lực mềm hay ống tuy ô (tiếng anh còn gọi là: hydraulic pipe). Bạn có thể dễ gặp loại ống này trong mọi hệ thống thủy lực từ nhỏ đến lớn. Ống mềm thường được dùng vận chuyển chất lỏng và cung cấp thêm sức mạnh khi hệ thống thủy lực sử dụng ở áp suất và nhiệt độ cao. Vì thế ống mềm hay tuy ô thủy lực cần được tạo thành từ nhiều lớp. Vậy các lớp tạo nên ống mềm là gì?
Cấu tạo ống thủy lực mềm như thế nào?
Ống tuy ô thủy lực được chia thành 3 phần:
- Phần lõi ống
- Phần gia cố
- Phần vỏ ngoài
A> lõi ống mềm là gì?
Phần lõi hay lớp ống trong cùng phải có độ nhẵn mịn, độ bóng và chống thấm cao. Trong 3 lớp thì đây là lớp trực tiếp tiếp xúc với chất lỏng thủy lực đặc biệt là dầu. Các nhà sản xuất ống đều ưu tiên chọn chất liệu nhựa chịu nhiệt loại dẻo hoặc cao su tổng hợp để gia công.
Các hợp chất từ cao su tốt: PKR, Butyl, tổng hợp,..tác dụng chống cháy, chống thấm, chịu dầu tốt.
EPDM có biên độ nhiệt lớn, khi gặp nhiệt cao hoặc thấp vẫn đảm bảo độ mềm, dẻo, chịu nhiệt tốt. Ngoài ra, còn nhiều loại cao su thường dùng Acrylonitri, Butadien…được làm lớp trong của ống thủy lực.
Tùy vào tiêu chuẩn các hãng như Yuken, Exroth, Parker… Họ sẽ đưa ra chất liệu và tỉ lệ % pha chế sản xuất khác nhau. Các thương hiệu sẽ thể hiện thành phần, chất liệu trên catalogue hoặc nhãn dán của ống.
B> lớp gia cố ống tuy ô
Phần gia cố của ống mềm thủy lực là yếu tố quyết định tuổi thọ của ống. Các hãng sản xuất thường chọn thép là nguyên liệu gia cố. Vì chất liệu kết hợp số lượng đan lại với nhau tạo sự bền chắc. Đây cũng là điểm mấu chốt quyết định mức áp suất mà ống tuy ô có thể chịu đựng.
Lớp gia cố này sẽ linh hoạt từ một đến nhiều lớp: sợi dệt, dây đa sợi, dây xoắn ốc. Những dây bện có chức năng tăng độ chắc chắn cho lớp gia cố. Sự liên kết giữa các lớp sợi tăng khả năng chịu áp lực từ dầu. Nếu hệ thống vận hành áp suất cao thì việc kết hợp ống có lớp gia cố kiểu đan sợi là chuẩn.
Nhược điểm của loại gia cố đan sợi chính là khả năng chịu va đập yếu. Từng lớp sợi của phần gia cố dễ bị gãy, uốn khi có lực va đập.
Riêng đối với phần gia cố kiểu xoắn ốc có các sợi giữ vị trí song song với phương dọc trục. Loại ống này khá linh hoạt và chịu được áp lực cao.
C> Phần ngoài cùng của ống mềm là gì?
Phần thứ 3 này tuy không đóng vai trò chính với độ bền nhưng rất cần để bảo vệ các lớp bên trong ống. Nhiệm vụ chính lớp ngoài cùng là giữ cho ống thủy lực không bị ăn mòn bởi hóa chất, ozon, khí,…
Đa phần các vỏ ngoài của ống đều được làm bằng chất liệu tổng hợp / cao su tổng hợp. Nó dễ dàng chịu nhiệt độ môi trường, bền bỉ ngay cả khi ngâm vào nước biển, dầu hoặc hóa chất.
Ống mềm thủy lực được dùng làm gì?
Qua những thông tin về ống mềm là gì, chắc hẳn bạn đã hiểu tổng quan được loại ống này.
Trong hệ thống thủy lực, ống cứng giống như tinh mạch, động mạch. Còn với ống mềm được xem như tĩnh mạch và là con đường nhỏ dẫn tới thiết bị chấp hàng & cơ cấu: van, xi lanh thủy lực, bộ lọc.
Mua ống mềm thủy lực uy tín chính hãng ở đâu?
HOSE POWER là đơn vị cung cấp và phân phối chuyên bán các loại ống thủy lực và khớp nối toàn quốc tại Việt Nam. Hãy liên hệ chúng tôi +84 357267968 hoặc email: office@hose-power.com.vn. Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí giải pháp hiệu quả giá cả hợp lý cho từng mục đích sử dụng để bạn dễ dàng lựa chọn.